Chiến thuật 4-4-2 cổ điển. Trong một thời gian dài, chiến thuật 4-4-2 cổ điển là mặc định ở nhiều nơi, nhất là bóng đá Anh. Thỉnh thoảng các HLV có thêm vào một hậu vệ quét hoặc thiên hướng phòng ngự thì dùng 4-5-1, tấn công cánh có thể chơi 3-5-2, nhưng như một quy luật, từng có lúc người Anh không muốn phức tạp hoá mọi chuyện. Hai hậu vệ cánh, hai trung vệ, hai tiền vệ cánh, hai tiền vệ trung tâm, và hai tiền đạo: thế là đủ cho một cuộc chơi.
Tuy nhiên, cũng giống như thuyết tiến hoá, sơ đồ này đã gần như tuyệt chủng.
Trong mùa 2009-2010, nó vẫn được gần một nửa số đội sử dụng, cụ thể là 43,9% số đội xuất phát với 4-4-2 cổ điển – theo hãng thống kê Opta. Tỷ lệ này giảm đột ngột vào mùa 2012-2013, từ 33% xuống còn 12%. Mùa này, chỉ 6,5% số đội xuất phát với 4-4-2 cổ điển, trong đó có Burnley, Luton Town và Crystal Palace. Hầu hết chọn 4-2-3-1.
Điều này có nhiều lý do, nhưng điểm yếu của 4-4-2 đã tồn tại từ lâu. Sơ đồ này khiến tuyến giữa thiếu thể lực, trừ khi các đội có N’Golo Kante thời đỉnh cao. Dùng sơ đồ này chống lại 4-2-3-1 hoặc 4-5-1 cũng không phải một cách hay, vì bạn sẽ có ít hơn đối phương một cầu thủ ở giữa sân. Trong bóng đá ngày nay, mất giữa sân thì còn rất ít cơ hội chiến thắng.
Tất nhiên, chiến thuật bóng đá rất linh hoạt, và có tính chu kì: ai đó có phát kiến mới được áp dụng rộng rãi, ai đó phát hiện ra sai sót của ý tưởng này và những ý tưởng mới khác được hình thành, những ý tưởng cũ được hồi sinh. Nên có thể nói, như nhiều sơ đồ chiến thuật khác, 4-4-2 cổ điển đang ngủ, ngủ rất say, nhưng vẫn có thể tỉnh lại.
Bóng bổng trong phạt góc. Những quả phạt góc bằng bóng bổng dường như là chuyện đương nhiên, nhưng các thống kê cho thấy hiệu quả của nó rất thấp. Trong 10 mùa giải Ngoại hạng Anh gần nhất đã có 40.715 quả phạt góc được thực hiện với 1.409 bàn thắng được ghi – con số nghe có vẻ lớn nhưng chỉ chiếm 3,5% tổng số quả phạt góc được thực hiện, nghĩa là cứ 29 quả phạt góc mới dẫn đến một bàn.
Vì thế dù muốn hay không, bạn cũng nên thừa nhận Jose Mourinho đã đúng. Nhà cầm quân này luôn chế giễu thói quen đặc biệt của người Anh khi rất phấn khích mỗi khi đội nhà được hưởng phạt góc.
Các HLV muốn phương án khác cho những quả phạt góc. Nhiều đội thậm chí thuê HLV bán thời gian để rèn riêng các tình huống kiểu này. Hệ quả là thực hiện các quả phạt góc không còn là những chân tạt tốt nhất, chuyền ngay vào trong nữa. Nó dần được thay bằng những pha phối hợp ngắn, mở rộng không gian, trước khi bóng được chuyền vào trong.
Mùa 2012-2013, tỷ lệ đá phạt góc tầm thấp tại Ngoại hạng Anh là 11,7%. Tỷ lệ này tăng dần lên và con số mùa này là 20,6%.
Phải thừa nhận rằng số quả phạt góc theo cách truyền thống vẫn chiếm đa số nhưng xu hướng là chúng đang giảm dần.
Phạt góc kiểu này dẫn đến nhiều bàn thắng hơn không? Hiện chưa thể khẳng định được do chưa đủ dữ liệu. Hãng thống kê nổi tiếng Opta cũng chỉ mới thống kê số bàn thắng được ghi từ các quả phạt góc tầm thấp ở mùa này và mùa trước. Nhưng tỷ lệ bàn thắng từ phạt góc đã tăng dần trong một thập kỷ qua. Mùa 2013-2014, có 123 bàn từ 4.094 quả phạt góc, chiếm 3%; và mùa trước có 151 bàn từ 3.830 quả phạt góc, chiếm 3,9%.
Về giá trị tuyệt đối, 24 trong số 151 bàn được ghi từ các quả phạt góc kiểu chuyền ngắn ở mùa trước, trong khi con số của mùa này đang là 3 trên 29.
Sự sụt giảm các cú sút xa. Có nhiều cách ghi siêu phẩm. Đó có thể là một pha solo, có thể là những pha phối hợp đồng đội. Nhưng không thể phủ nhận rằng nhiều CĐV thích xem nhất những siêu phẩm sút xa. Nó đang dần biến mất.
Mùa 2009-2010 tại Ngoại hạng Anh, 45% số cú sút được thực hiện ngoài vòng cấm. Con số này giảm dần mỗi năm. Tỷ lệ mùa trước là 33,2%. Mùa này, con số đang là 32,6%.
Lý do dễ hiểu: một cú sút từ ngoài vòng cấm ít có khả năng dẫn đến bàn thắng hơn nhiều so với một cú sút trong vòng cấm. 45% số cú sút của mùa 2009-2010 được thực hiện từ cự ly ngoài 18 mét nhưng tỷ lệ thành bàn chỉ là 13%.
Nhưng tin tốt là dù các đội sút xa ít hơn, số bàn từ sút xa lại nhiều lên. Trong mùa 2009-2010, 137 bàn được ghi từ ngoài vòng cấm. Con số này của mùa 2013-2014 là 186 và của mùa 2020-2021 là 120, lần lượt chiếm tỷ lệ 17,7% và 11,7% số bàn được ghi trong mùa giải đó.
Xu hướng tăng vẫn tiếp diễn. Hai mùa giải gần nhất chứng kiến lần lượt 143 và 145 bàn từ ngoài vòng cấm, chiếm tỷ lệ lần lượt 13,6% và 13,3%, và con số của mùa giải này đang là 13,2%. Các đội sút xa ít hơn nhưng lại ghi nhiều bàn hơn chứng tỏ các cú sút đang được thực hiện cẩn thận hơn.
Đội đi ngược xu hướng này là Watford mùa 2019-2020 và 2021-2022 khi không ghi được bàn nào từ sút xa ngoài vòng cấm sau lần lượt 139 và 152 nỗ lực sút xa được thực hiện trong các mùa giải này. Điều kì lạ là chỉ một mùa giải trước đó, Watford ghi được tới 8 bàn sau 154 nỗ lực sút xa.
Thủ môn phát bóng. Đã có lúc đây là lựa chọn chính của các thủ môn nhưng bây giờ rất hiếm người làm vậy khi chính họ cũng được yêu cầu phải chuyền chính xác.
20 năm trước, tỷ lệ chuyền chính xác trung bình của một thủ môn chỉ là 42,5% nhưng nó đã tăng dần trong các năm qua đến mức mùa giải này con số là 71,8%.
Xu hướng này được lý giải đơn giản là hầu như mọi đội bóng đều cố gắng xây dựng lối chơi từ hàng thủ. Thủ môn bây giờ cũng cần có tư duy điều phối bóng và là mắt xích quan trọng trong các pha triển khai từ sân nhà. Vì thế số pha phát bóng đang giảm dần, và hoàn toàn có thể biến mất một cách tương đối trong các trận bóng đá.
Tạm kết luận. Những xu hướng trên cho thấy tính kiểm soát của một trận đấu đã tăng dần lên và sự hỗn loạn của các trận đấu đang được cố gắng tiết giảm. Đó là một tin xấu cho những ai thích bóng đá ngẫu hứng, tự nhiên và gần với một trò chơi. Các đội ngày càng biết cách triển khai trận đấu thông minh hơn, tiết giảm các sai sót hơn. Điều này khiến các sơ đồ chiến thuật, lối chơi, các pha xử lý tiềm ẩn nhiều rủi ro không còn được phép thực hiện.
Một trận đấu được thi triển đang gần với một cỗ máy, khi những thống kê yêu cầu các cầu thủ phải làm gì, và các nhà quản lý luôn cố gắng tối ưu hoá hiệu quả của từng hoạt động.
Xu hướng này sẽ còn tiếp tục, cho đến khi ai đó khởi xướng một xu hướng khác, đi một con được khác cũng đến cái đích chiến thắng.
Đỗ Hiếu (theo The Athletic)
Chiến thuật 4-4-2 cổ điển đã từng là một sơ đồ phổ biến trong bóng đá Anh trong một thời gian dài. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sơ đồ này đã giảm dần sự phổ biến và được thay thế bởi các sơ đồ khác như 4-2-3-1. Sơ đồ 4-4-2 có nhược điểm là thiếu sự cân bằng giữa hàng tiền vệ và hàng công, khiến tuyến giữa trở nên yếu hơn. Sử dụng sơ đồ này chống lại các sơ đồ khác cũng không hiệu quả, vì sẽ thiếu một cầu thủ ở giữa sân. Trên thực tế, sơ đồ 4-4-2 cổ điển đang dần mất đi sự phổ biến trong bóng đá Anh.
Các phạt góc kiểu bóng bổng cũng đang trở nên ít hiệu quả hơn. Chỉ có khoảng 3,5% số quả phạt góc dẫn đến bàn thắng. Do đó, nhiều đội bóng đã chuyển sang sử dụng phương án khác cho các quả phạt góc, như phối hợp bóng ngắn trước khi chuyền vào trong vòng cấm.
Số lượng cú sút xa cũng đang giảm dần trong bóng đá Anh. Tuy nhiên, tỷ lệ bàn thắng từ sút xa vẫn tăng lên, cho thấy các cú sút này đang được thực hiện cẩn thận hơn.
Cuối cùng, thủ môn đã trở thành một phần quan trọng trong việc xây dựng tấn công của đội bóng. Tỷ lệ chuyền chính xác của thủ môn đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây.
Tổng quan, các xu hướng này cho thấy tính kiểm soát của một trận đấu đang tăng lên, và sự hỗn loạn đang được giảm bớt. Điều này có thể là tin xấu đối với những người yêu thích bóng đá ngẫu hứng và gần gũi với một trò chơi tự nhiên hơn.
Source link
2023-11-09 15:40:38
#Những #thứ #đang #tuyệt #chủng #ở #Ngoại #hạng #Anh